Nên Đầu Tư Vàng Hay Cổ Phiếu?
Đều được biết tới là các phương pháp đầu tư sinh lời mang lại hiệu quả cao, đầu tư vàng và cổ phiếu là đang là hai nhóm đầu tư rất phổ biến ngày nay. Nhưng có rất nhiều nhà đầu tư phân vân giữa tính hiệu quả, mức sinh lời của hai hình thức đầu tư này. Hãy để Giavang giúp bạn giải mã vấn đề “Nên đầu tư vàng hay cổ phiếu?” trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn?
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư thường khá khó thực hiện khi thị trường đang chạy liên tục. Nếu một danh mục đầu tư cổ phiếu đang tạo ra lợi nhuận ổn định và mạnh mẽ, việc chuyển quỹ tiền của mình sang các loại tài sản có hiệu suất kém hơn thường tạo cảm giác rằng bạn chưa tối đa hóa được khoản đầu tư của mình. Nhưng nhìn chung, việc gia dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư toàn bộ tài sản của bạn vào một chỗ, việc này còn quan trọng hơn việc mất đi chi phí cơ hội
- Đa dạng hóa có thể đóng vai trò như một hàng rào ngăn cản tài sản suy giảm, bằng cách chọn một tài sản chống chu kỳ, hoặc tài sản mang lại lợi nhuận ổn định dù cho thị trường biến động.
- Đồng thời, đa dạng hóa có thể là một chiến lược tăng trưởng tốt khi kết hợp đúng cách với các loại tài sản khác. Đây là một năm hiếm hoi khi toàn bộ các loại tài sản chính và một vài loại tài sản phòng thủ có lợi nhuận gia tăng (khá nhỏ) tích cực hàng năm. Tuy nhiên, các loại tài sản phòng thủ nhất có rủi ro thấp khiến chúng cũng sinh lợi thấp.
2. Vàng có phải là tài sản mang tính phòng thủ không?
Là kim loại quý chính được sử dụng trong nhiều chiến lược đa dạng hóa, vàng vừa là tài sản phòng thủ vừa là tài sản tăng trưởng. Nhìn chung, vàng có khá nhiều đặc điểm của một tài sản phòng thủ như trái phiếu. Nó không có ngày đáo hạn, như là một dạng trái phiếu vĩnh viễn. Không những thế, vàng vật chất là công cụ không có rủi ro tín dụng vì nó không có rủi ro phá sản.
Ngoài ra, giá vàng cũng có một mối liên hệ lâu đời với lãi suất Mỹ, đặc biệt là khi lãi suất được coi là thứ đại diện cho khả năng phục hồi kinh tế. Khi lãi suất thực giảm, vàng có xu hướng tăng. Khi lãi suất thực tăng, vàng có xu hướng giảm. Với lãi suất vàng tại Mỹ ở mức thấp trong hơn một thập kỷ, mối quan hệ giữa lãi suất thực và vàng có thể phai nhạt dần, nhưng giá USD đã chạm đáy vào năm 2015 khi Cục Dự trữ Liên bang lần đầu nâng lãi suất kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu.
Năm ngoái, Fed đã báo hiệu rằng lãi suất dự kiến sẽ giữ nguyên trong nhiều năm tới khi Mỹ cố gắng xoay sở để thoát khỏi đợt sụt giảm COVID-19 cho đến khi lạm phát tăng lên 2%. Ngay cả khi tỷ giá tăng, vàng thường hoạt động tốt, vì đây là tín hiệu cho thấy lạm phát đang leo thang. Như Hội đồng Vàng Thế giới đã nói: các nhà đầu tư đo lường mức độ hấp dẫn tương đối của vàng bằng số tiền họ có thể kiếm được từ những nguồn khác.
Vàng cũng được các nhà đầu tư sử dụng để chống lạm phát cực đoan. Theo nghiên cứu của Oxford Economics, trong thời kỳ lạm phát lên đến 3%, vàng có lãi suất trung bình 5,6% (tính bằng USD). Khi lạm phát vượt quá 3%, vàng có lãi suất lên tới 15%. Nhiều nhà đầu tư còn nhận định vàng là một tài sản lưu trú an toàn hơn tiền mặt, bởi chúng không bị chính phủ in ấn và phát hành liên tục như tiền.
Nới lỏng định lượng (quantitative easing) là quá trình các ngân hàng trung ương tăng nguồn cung tiền để kích thích nền kinh tế. Mặc dù đây là một biện pháp phổ biến ở một số quốc gia kể từ GFC, nhưng nó có nguy cơ tác động đến lạm phát và phá giá tiền tệ. Nếu mãi lực tiền tệ giảm sút, vàng sẽ tạo cảm giác an toàn cho người sở hữu
Vàng cũng là một cách dễ dàng để cân bằng rủi ro ngoại hối. Nếu một nhà đầu tư Úc mua vàng chưa qua xử lý bằng AUD, điều này sẽ cung cấp khả năng bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp đồng AUD trượt giá. Vì vậy, với tư cách là một tài sản phòng thủ, vàng có rất nhiều sức hấp dẫn, nhưng lại không được chiết khấu giống như một tài sản tăng trưởng – đặc biệt là sau khi vàng đã đứng đầu các loại tài sản chính về lợi nhuận vào năm 2020.
3. Vàng có phải là một loại tài sản tăng trưởng trong danh mục đầu tư không?
- Sức mạnh của vàng như một phần của danh mục đầu tư đa dạng có thể được nhìn thấy qua lợi nhuận lâu dài của nó. Trong 20 năm qua, vàng đã vượt xa một loạt các loại tài sản khác.
- Tính đến cuối năm 2020, các nhà đầu tư dài hạn đã chứng kiến giá vàng tăng 551% (tính theo USD) và 454% (tính theo AUD) trong suốt 20 năm.
- Chỉ có bốn năm trong số đó ta mới thấy được vàng giảm giá (xét theo một trong hai loại tiền tệ).
- Trong gian ngắn hơn, vàng có giá trị ngang bằng hoặc lớn các loại tài sản khác châu Úc, không những thế nó còn có biểu hiện xuất sắc trong những năm thị trường căng thẳng.
Vào năm 2008, khi chứng khoán Úc giảm 40%, vàng vẫn tăng 31% tính theo AUD. Năm 2011, khi ASX200 giảm 11%, vàng lên tăng 9%. Hiệu suất phản chu kỳ đó giải thích rõ vai trò của vàng trong việc thúc đẩy lợi nhuận khi là một phần của danh mục đầu tư đa dạng.
Hội đồng Vàng Thế giới đã phân tích vai trò của vàng trong danh mục đầu tư trung bình của người dân Mỹ dựa trên kết quả trong 5, 10 và 20 năm. Theo phân tích trên, việc nắm giữ vàng từ 2% đến 10% danh mục đầu tư sẽ tăng lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro trong thời gian dài. Vàng không chỉ là một hầm lưu trữ tài sản an toàn trong mô hình đầu tư.
Đối với danh mục đầu tư bảo thủ, nhiều chuyên gia khuyến nghị nắm giữ 2.5% vàng là tối ưu nhất. Đối với danh mục đầu tư vừa phải, tỷ trọng vàng nên nắm giữ là 5,6%, và đối với danh mục đầu tư tăng trưởng chủ động hãy nắm giữ gần 10% vàng.
4. Làm thế nào để thể thêm vàng vào danh mục đầu tư của mình?
Tính thanh khoản cao khiến vàng trở thành một tài sản dễ đầu tư dù cho bạn có sở hữu nó ở bất kỳ hình dạng nào đi nữa (như thỏi vàng, xu vàng, thông qua các tùy chọn trực tuyến, trao đổi sản phẩm được giao dịch hoặc thông qua ứng dụng kỹ thuật số). Để bắt đầu mua vàng, bạn cần phải tìm hiểu các tùy chọn phù hợp nhất với bản thân.
Trên đây là tất tần tật những thông tin và đánh giá một cách khách quan về vấn đề “nên đầu tư vàng hay cổ phiếu” mà Giavang đã đem đến cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn có được một sự lựa chọn đầu tư tốt nhất.