So Sánh Chi Tiết Về Vàng Và Bitcoin
Khả năng phát triển cùng sự phổ biến ngày càng tăng của Bitcoin và các loại tiền số khác trong năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Hơn nữa, một số người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đang đặt câu hỏi liệu Bitcoin có thể giữ vai trò của vàng trong danh mục đầu tư hay không. Mặc dù vàng và Bitcoin đề có những điểm tương đồng; chúng đều có nguồn cung hạn chế và giữ vai trò là tài sản thay thay thế cho tiền pháp định, nhưng chúng cũng sở hữu nhiều đặc tính khác biệt mà các nhà đầu tư – và những người sẽ trở thành nhà đầu tư – nên xem xét cẩn thận. Những phân tích tổng hợp từ Hội đồng Vàng Thế giới đã cho thấy những điều sau: Nguồn cầu vàng đa dạng hơn so với nguồn cung và quyền sở hữu tiền số, thứ mang tính tập trung hơn. Mặc dù tiền số là một khoản đầu tư với nhuận cực kỳ cao, nhưng chúng lại có rủi ro lớn hơn. Vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao và danh mục đầu tư sở hữu tiền số có thể được hưởng lợi từ việc phân bổ cao hơn vàng. Vàng và tiền số có những vai trò rất khác nhau trong danh mục đầu tư. Bài viết này của GiaVang sẽ giúp bạn so sánh chi tiết về vàng và Bitcoin.
Nội dung
1. Bản chất kép của Vàng
- Vàng đã được xem là một kho lưu trữ của cải hữu hình vô cùng quan trọng và là phương tiện trao đổi trong hàng nghìn năm. Nó không những được tích trữ bởi các nhà đầu tư cá nhân, mà còn được các tổ chức đầu tư và ngân hàng trung ương trên toàn thế giới sở hữu.
- Vàng được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực công nghệ và điện tử cao cấp và cũng cực kỳ phổ biến trong giới trang sức, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi đặt nặng những tín ngưỡng tôn giáo và loại hình văn hóa.
- Bản chất kép của vàng khiến nó vừa là một khoản đầu tư, vừa là một loại hàng hóa tiêu dùng, giúp nó có những tính chất khác biệt với các tài sản đầu tư khác. Nhờ những đặc tính này, vàng thường có hiệu suất sử dụng mạnh mẽ trong thời kỳ kinh tế khó khăn và những lúc tăng trưởng kinh tế.
- Ngược lại, các loại tiền số như Bitcoin không phải là tài sản hữu hữu hình, chúng có nguồn cầu tập trung hơn, và chủ yếu dùng cho việc đầu tư. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, biên độ biến động giá của Bitcoin gần đây cho thấy: Bitcoin có xung lượng giá thiên về đầu cơ hơn là dùng để lưu trữ của cải dài hạn.
2. Vàng là một nguyên tố tự nhiên khan hiếm
Khả năng phát triển cùng sự phổ biến ngày càng tăng của Bitcoin và các loại tiền số khác trong năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Hơn nữa, một số người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đang đặt câu hỏi liệu Bitcoin có thể giữ vai trò của vàng trong danh mục đầu tư hay không. Mặc dù vàng và Bitcoin đề có những điểm tương đồng; chúng đều có nguồn cung hạn chế và giữ vai trò là tài sản thay thay thế cho tiền pháp định, nhưng chúng cũng sở hữu nhiều đặc tính khác biệt mà các nhà đầu tư – và những người sẽ trở thành nhà đầu tư – nên xem xét cẩn thận. Những phân tích tổng hợp từ Hội đồng Vàng Thế giới đã cho thấy những điều sau: Nguồn cầu vàng đa dạng hơn so với nguồn cung và quyền sở hữu tiền số, thứ mang tính tập trung hơn. Mặc dù tiền số là một khoản đầu tư với nhuận cực kỳ cao, nhưng chúng lại có rủi ro lớn hơn. Vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao và danh mục đầu tư sở hữu tiền số có thể được hưởng lợi từ việc phân bổ cao hơn vàng. Vàng và tiền số có những vai trò rất khác nhau trong danh mục đầu tư.
3. Rủi ro của Bitcoin cao gấp 5 lần vàng
- Giá Bitcoin đã tăng trưởng đáng kể trong hai năm qua và tăng gấp bốn lần trong năm 2020. Sự tăng trưởng giá trị này đã khiến các nhà đầu tư mơ mộng và thậm chí còn khuyến khích một số tổ chức đầu tư tham gia. Tuy nhiên, phần thưởng càng lớn thì rủi ro càng lớn, và khi giá Bicoin càng phát triển thì biến động xảy ra càng nhiều. Bitcoin biến động nhiều gấp 3 lần so với S&P 500 trong hai năm qua và biến động nhiều gấp bốn lần rưỡi so với giá vàng.
- Hơn nữa, Giá trị rủi ro (VaR) của Bitcoin đã gia tăng đáng kể. Có nghĩa là tại bất kỳ tuần lễ nào trong vòng hai năm qua, nhà đầu tư sẽ có 5% tỉ lệ lỗ vốn 1.382 USD cho mỗi 10.000 USD đầu tư vào Bitcoin – con số này cao gần gấp 5 lần so với VaR của vàng. Bởì lý do này, Hội đồng vàng thế giới gợi ý rằng đầu tư với Bitcoin hoặc tiền số càng nhiều thì có mức độ rủi ro càng lớn, hãy đảm bảo phân bổ nguồn lực vàng cao hơn để có danh mục đầu tư cân bằng và đa dạng hơn.
4. Bitcoin vẫn chưa thể chứng tỏ bản thân là một nơi lưu trữ an toàn
Tại một số thời điểm nhất định, Bitcoin đã thể hiện bản thân mình là một ‘nơi lưu trữ an toàn’ vì nó sở hữu những đặc tính của một rào cản đẩy lùi lạm phát giống như vàng. Tuy nhiên hành vi trên lại không được xuất hiện nhất quán. Ví dụ, vào tháng 3 năm 2020, giá Bitcoin đột ngột giảm hơn 40% giá trị và kết thúc tháng ở mức giảm 25%. Ngược lại, trong khi giá vàng ban đầu giảm 8% trong tháng 3, nó đã nhanh chóng phục hồi trở lại mức ban đầu và tiếp tục xu hướng đi lên khi các nhà đầu tư liên tục thêm “hàng rào ngăn lạm phát” vào danh mục đầu tư của họ.
Vàng đã được cho là một kho lưu trữ của cải hiệu quả trong nhiều thiên niên kỷ. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, vàng đã đem lại nguồn lợi nhuận ngang ngửa với thị trường chứng khoán trong nhiều mốc thời gian khác nhau. Thông thường, vàng hoạt động tốt trong thời kỳ lạm phát và sở hữu một thị trường vững mạnh với tính thanh khoản cao. Vàng đóng một vai trò như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư và thường xuyên ngược dòng thị trường trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Thị trường tiền số vẫn đang trong quá trình phát triển và hành vi giá của nó dường như được thúc đẩy bởi xu hướng kỳ vọng tăng trưởng giá trị tiền số đến từ các nhà đầu tư. Bitcoin biến động mạnh hơn nhiều so với vàng trong hai năm qua, thêm tiền số vào danh mục đầu tư sẽ thêm phần rủi ro. Hội đồng vàng thế giới gợi ý rằng danh mục đầu tư có phân bổ nhiều Bitcoin hay các loại tiền số khác, thường được hưởng lợi từ phân bổ lớn hơn vàng, do vàng chỉ được giữ vai trò làm hàng rào ngăn chống rủi ro.
Về cơ bản, các nhà đầu tư coi vàng và bitcoin là các khoản đầu tư có những vai trò rất khác nhau. Một cuộc khảo sát năm 2019 của Hội đồng Vàng Thế giới đã tiết lộ rằng các nhà đầu tư xem tiền số là một khoản đầu tư mang tính đầu cơ và đánh giá cao khả năng thu lợi ngắn hạn của nó. Mặt khác, vàng được đánh giá cao vì vai trò chiến lược của nó trong việc bảo tồn của cải trong dài hạn và giá trị của nó như một hàng rào chống đỡ các khoản đầu tư rủi ro.