Giá vàng hôm nay 29/05: Tăng theo xu hướng thị trường thế giới, 700.000 đồng/chiều bán
Giá vàng trong nước hôm nay
Tính đến 9h30, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 88,9-90,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) với chênh lệch mua – bán là 1,6 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch mở cửa hôm qua, giá vàng SJC tại DOJI đã tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC được niêm yết ở mức 88,9-90,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) với chênh lệch mua – bán là 2 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch mở cửa hôm qua, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC cũng tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 88,95-90,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) với chênh lệch mua – bán là 1,55 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch mở cửa hôm qua, giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu cũng tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Chênh lệch giá mua – bán vàng vẫn ở mức cao, điều này khiến nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay
Hôm nay, giá vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại các địa điểm khác nhau như sau:
Tại DOJI: 75,50-76,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) tăng 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn: 75-76,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) giữ nguyên so với hôm qua.
Tại Bảo Tín Minh Châu: 75,48-76,88 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) giảm 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Giá vàng thế giới hôm nay
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng với vàng giao ngay tăng 10,2 USD lên 2.360,9 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.362,4 USD/ounce, tăng 9,9 USD so với rạng sáng qua.
Sự tăng nhẹ của kim loại màu vàng trên thị trường thế giới được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD mặc dù tăng trưởng vẫn giữ ở mức khiêm tốn. Nhà đầu tư đang đặt cược vào dữ liệu về lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để có cái nhìn rõ ràng hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất. Chỉ số US Dollar Index giảm 0,2%, đạt mức thấp nhất trong hơn 1 tuần làm cho vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Bart Melek, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, lưu ý rằng sự không rõ ràng về chính sách tiền tệ của Fed có thể làm giảm sự tăng trưởng của vàng. Dữ liệu trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì một tinh thần lạc quan đối với vàng.
Tuần này, sự chú ý sẽ được tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (PCE), thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng, sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Vàng, được xem là một công cụ phòng ngừa lạm phát, đã chịu ảnh hưởng sau cuộc họp mới nhất của Fed khi nói đến khả năng tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn “dai dẳng”. Các nhà giao dịch đang dự đoán khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 11 ở mức khoảng 63%.
Tuy nhiên, theo Amelia Xiao Fu, chuyên gia chiến lược thị trường hàng hóa của Ngân hàng Trung Quốc. Cô tin rằng vàng đang nhận được sự hỗ trợ từ hoạt động mua vào khi giá giảm và từ việc các ngân hàng trung ương đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ của họ. Báo cáo mới đây cho thấy rằng trong vòng 2 năm qua các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng cường việc bổ sung vàng nhằm mục đích đa dạng hóa.
Ngân hàng Julius Baer đã nâng mục tiêu giá vàng 3 và 12 tháng lên lần lượt 2.450 USD và 2.550 USD/ounce trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng theo nhu cầu từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở châu Á.
Theo Carsten Menke, chuyên gia phân tích của Julius Baer, nhu cầu vàng từ châu Á đang tăng cao. Giới đầu tư sẵn lòng chi tiền để mua vàng như một biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh tế và địa chính trị.
Với giá vàng trong nước tăng mạnh và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.360,9 USD/ounce (gần 72,5 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng trên 17 triệu đồng/lượng.