So sánh chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
Nội dung
1. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hôm nay thể hiện sự khác biệt giữa giá vàng tại Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Theo Kitco, giá vàng thế giới hiện đang giao dịch ở mức 2.494,50 USD/ounce (với 1 ounce tương đương 0,829 lượng hoặc 1 lượng = 1,22 ounce). Khi quy đổi sang VNĐ, giá vàng thế giới sau khi đã tính thêm các chi phí nhập khẩu là 75.223.070 VNĐ ở chiều mua vào và 76.378.160 VNĐ ở chiều bán ra.
Hiện tại, giá vàng miếng SJC tại Việt Nam được niêm yết ở mức 79.000.000 đồng/lượng (bán ra) và 81.000.000 đồng/lượng (mua vào), chênh lệch so với giá vàng thế giới khoảng 4.621.840 triệu đồng/lượng. Đồng thời, mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC là 2 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, giá vàng nhẫn SJC hôm nay thấp hơn giá vàng miếng SJC 2,45 triệu đồng. Cụ thể, chênh lệch giữa vàng SJC và giá vàng thế giới là 4.023.360 VNĐ tương ứng với 5,23% trong khi chênh lệch giữa giá vàng nhẫn và giá vàng thế giới là 1.673.360 VNĐ, tương ứng 2,17%.
2. Dự đoán giá vàng 10 ngày tới
Giá vàng trong thời gian tới được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi dù chỉ số USD tăng cao. Tính đến 21h30 ngày 24/4/2024, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt đạt mức 105,715 điểm, tăng khoảng 0,19%.
Kim loại quý đang trong tình trạng giằng co mạnh khi chịu tác động từ nhiều yếu tố trái chiều. Tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt đã khiến giá vàng giảm mạnh. Tuy nhiên, sau khi giá vàng chạm mức thấp nhất trong gần ba tuần, các nhà đầu tư đã bắt đầu mua vào để tận dụng cơ hội, khiến giá vàng có dấu hiệu phục hồi.
Giới đầu tư hiện vẫn đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ để có thêm thông tin về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Những thông tin đáng chú ý trong 10 ngày tới bao gồm dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ. Nếu các dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ mạnh hơn dự đoán, FED có thể sẽ duy trì lãi suất cao trong thời gian dài tạo áp lực lên giá vàng.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng.
>>> Xem thêm: Thị trường vàng Việt Nam có các loại chênh lệch giá vàng nào?
3. Lý giải nguyên nhân chênh lệch giá vàng
Vấn đề chênh lệch giá vàng cao một cách phi lý vẫn là mối lo ngại lớn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Nghị định 24 ban hành năm 2012 dẫn đến nguồn cung vàng bị gián đoạn khi các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu vàng dù nhu cầu vàng trong nước vẫn ở mức khoảng 55 tấn mỗi năm (theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới).
Với vai trò độc quyền, giá vàng do Ngân hàng Nhà nước niêm yết được coi là giá thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức giá đấu giá cao hơn so với thị trường đã tạo ra chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế, đặc biệt khi giá vàng thế giới tăng mạnh.
Việc chưa thiết lập thị trường giao dịch vàng tập trung qua hình thức sàn giao dịch cũng là một nguyên nhân khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng gia tăng. Điều này đã làm cho nguồn tài nguyên vàng trong dân cư và trong hệ thống ngân hàng thương mại chưa được vốn hóa hiệu quả.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác góp phần làm gia tăng chênh lệch giá vàng, bao gồm:
- Cung và cầu: Sự mất cân đối giữa cung và cầu vàng có thể đẩy giá vàng lên cao.
- Biến động tiền tệ: Giá vàng thường được định giá bằng USD, do đó những biến động tỷ giá tiền tệ có thể ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường quốc tế.
- Tác động của sự kiện thế giới: Những sự kiện quốc tế như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế hay biến động chính trị có thể tác động lớn đến giá vàng toàn cầu.
- Chính sách của ngân hàng trung ương: Các chính sách tiền tệ như việc giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương có thể làm tăng giá vàng.
Để giảm thiểu sự chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước. Trong thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư vàng cần thận trọng để tránh rủi ro.
4. Khi nào giá vàng trong nước bằng giá vàng thế giới
Từ cuối năm 2011, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố SJC là thương hiệu vàng độc quyền của Nhà nước và đặt mục tiêu duy trì giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 300.000 VND đến 400.000 VND/lượng, giá vàng trong nước đã liên tục duy trì ở mức cao hơn so với giá thế giới.
Thị trường vàng 9999 ở Việt Nam chủ yếu bao gồm vàng SJC và vàng vỉ của các thương hiệu khác. Từ năm 2014, NHNN đã ngừng cung cấp thêm vàng ra thị trường. Bên cạnh đó, vàng miếng SJC lưu hành ngày càng giảm do được chuyển đổi để chế tác trang sức, trong khi giá vàng thế giới liên tục tăng. Điều này buộc các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý phải dự trữ vàng miếng làm tăng chi phí và đẩy giá vàng trong nước lên cao.
Để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới cần đảm bảo nguồn cung vàng trong nước ổn định và dồi dào. Hiện chỉ có NHNN được phép nhập khẩu vàng nên NHNN có thể dự trữ và can thiệp vào thị trường trong nước khi nhu cầu vàng biến động bất thường. Ngoài ra, NHNN có thể xem xét việc quy định giá vàng miếng bình quân mỗi ngày trong một biên độ hợp lý để kiểm soát giá cả.